Scholar Hub/Chủ đề/#co thắt tâm vị/
Co thắt tâm vị là một cảm giác khó chịu hoặc đau đớn ở vùng ngực. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch, nhưnhư co thắt cơ tim hay bệnh mạch vành. Cảm g...
Co thắt tâm vị là một cảm giác khó chịu hoặc đau đớn ở vùng ngực. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch, nhưnhư co thắt cơ tim hay bệnh mạch vành. Cảm giác co thắt tâm vị thường xuất hiện khi cơ tim không nhận được sự cung cấp máu đủ do tắc nghẽn mạch máu. Mặc dù co thắt tâm vị có thể chỉ là một triệu chứng chung, nhưng nó cũng có thể báo hiệu về sự gắn kết mạch máu và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho tim.
Co thắt tâm vị, còn được gọi là đau thắt ngực, là triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch. Cảm giác co thắt tâm vị thường xuất hiện như một cơn đau hoặc nặng nhức ở vùng ngực, thường kéo dài trong vài phút. Ngoài ra, có thể có cảm giác nóng rát, kích thích, đau nhức, hoặc ngột ngạt.
Nguyên nhân chính gây ra co thắt tâm vị là do mạch máu cung cấp cho cơ tim bị tắc nghẽn hoặc hẹp lại. Điều này thường xảy ra khi các mảng bám trên thành mạch máu gây tắc nghẽn (còn được gọi là xơ vữa). Khi mạch máu bị tắc nghẽn, cơ tim không nhận được đủ lượng máu và oxy cần thiết để hoạt động, dẫn đến cảm giác co thắt tâm vị.
Co thắt tâm vị thường xảy ra khi người ta đang hoạt động với cường độ cao, như tập thể dục, leo cầu thang, hoặc thậm chí trong tình huống căng thẳng. Co thắt tâm vị cũng có thể xảy ra khi người ta đang nghỉ ngơi, nhưng thường trong tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn có triệu chứng co thắt tâm vị, đặc biệt là nếu triệu chứng kéo dài trong vài phút và không được giảm bớt bằng những biện pháp thư giãn như nghỉ ngơi, thì bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Co thắt tâm vị có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc cơn đau ngực không ổn định, cả hai đều là tình trạng khẩn cấp và yêu cầu sự can thiệp y tế ngay lập tức.
Co thắt tâm vị là một triệu chứng của bệnh tim mạch phổ biến, chủ yếu do tắc nghẽn mạch vành - các mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim. Khi mạch vành bị tắc nghẽn, lượng máu và oxy không đủ để cơ tim hoạt động, gây ra cảm giác co thắt và đau ở vùng ngực.
Triệu chứng co thắt tâm vị thường bắt đầu như một cảm giác nặng nhức ở vùng ngực, có thể lan ra xung quanh thượng bụng, xương sống hoặc cả hai cánh tay. Ngoài ra, còn có thể có cảm giác khó thở, mệt mỏi, buồn nôn hoặc ói mửa. Một số người cũng có thể bị đau hoặc co thắt ở cổ, hàm, vai, hoặc lưng.
Co thắt tâm vị thường xảy ra trong tình huống có tải lực vật lý cao, như tập thể dục, leo cầu thang, hoặc trong các tình huống căng thẳng. Thường cảm giác co thắt tâm vị sẽ làm rõ ràng hơn và giảm đi khi tắt bớt hoạt động hoặc nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, không phải tất cả các triệu chứng co thắt tâm vị đều là do bệnh tim mạch. Có thể có những nguyên nhân khác như vấn đề ở dạ dày, cơ xương, cơ bắp, hoặc cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng. Vì vậy, khi có triệu chứng co thắt tâm vị, quan trọng để hỏi ý kiến bác sĩ để được đánh giá và chẩn đoán chính xác.
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ĐỘ I, II, III BẰNG SÓNG NGẮN, XOA BÓP BẤM HUYỆT, ĐIỆN CHÂM VÀ KÉO GIÃN CỘT SỐNGMục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng độ I, II, III bằng Sóng ngắn, xoa bóp bấm huyệt, điện châm và kéo giãn cột sống. Đối tượng, phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng đối chứng trên 70 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng độ I, II, III được xác đinh trên phim MRI (mỗi nhóm 35 bệnh nhân) được điều trị tại Trung tâm nghiên cứu và điều trị kỹ thuật cao/ Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga từ tháng 4/2021-12/2021. Kết quả: Nhóm nghiên cứu (nhóm sử dụng kết hợp bốn phương pháp) có thời gian điều trị trung bình là 17,6 (2,97) ngày, nhóm chứng (nhóm sử dụng điện châm, xoa bóp bấm huyệt) có thời gian điều trị trung bình 20,9 (3,52) ngày. Nhóm nghiên cứu có thời gian điều trị ngắn hơn so với nhóm chứng trung bình 3,29 ngày, 95%CI từ 1,74 đến 4,74 ngày. Sau can thiệp các chỉ số VAS, DMC, ODI nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết luận: Kết hợp bốn phương pháp giúp giảm ngắn thời gian điều trị, cải thiện triệu chứng đau, mức độ co cơ, mức độ tàn tật tốt hơn so với nhóm sử dụng điện châm, xoa bóp bấm huyệt đơn thuần.
#Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng #Điện châm #xoa bóp bấm huyệt #sóng ngắn điều trị #kéo giãn cột sống #Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT FONTAN CHO CÁC BỆNH TIM BẨM SINH PHỨC TẠP CHỈ CÓ MỘT TÂM THẤT CHỨC NĂNG TẠI VIỆN TIM TPHCMTừ tháng 02/2007 đến 06/2014, 37 bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật Fontan, tuổi trung vị là 13 tuổi(4-28 tuổi), nam có 26 bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân có nhịp xoang trước mổ. Ap lực động mạch phổi trung bình là 14 ± 2 mmHg(11 – 16 mmHg). 35 bệnh nhân dược dùng ống ghép nhân tạo (ống Dacron hoặc Goretex ) và 2 bệnh nhân được nối trực tiếp TMC dưới với ĐMP. Tử vong 30 ngày sau mổ là 5.4 % (2 trường hợp ). Có sự cải thiện có ý nghĩa về độ bão hòa oxy (SPO2) trung bình sau mổ là 95 ± 3.6% so với trước mổ là 76 ± 5.7 %(p < 0.01). Biến chứng thường gặp nhất là tràn dịch màng phổi. 35 bệnh nhân được tiếp tục theo dõi chỉ có 1 trường hợp tử vong muộn 12 tháng sau mổ do huyết khối làm tắt đường dẫn máu lên phổi.
Khảo sát tình hình thoái hóa cột sống tại Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An và kết quả điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Mục tiêu: Khảo sát tình hình thoái hóa cột sống tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nghệ An năm 2021; Đánh giá kết quả điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu khảo sát trên 4847 bệnh nhân, tiến cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị trên 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định thoái hoá cột sống thắt lưng theo YHHĐ và Chứng tý thể can thận hư kèm theo phong hàn thấp theo YHCT bằng điện châm theo phác đồ bộ y tế kết hợp uống Tam tý thang x 2 túi/ ngày.
Kết quả: Khảo sát tình hình thoái hóa cột sống: Bệnh nhân có độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 70,6%. Thoái hóa cột sống thắt lưng chiếm tỷ lệ 94,4%. 98% các đối tượng đỡ hoặc khỏi hẳn, 2% đối tượng không đạt hiệu quả sau quá trình điều trị. Kết quả điều trị bệnh Thoái hoá cột sống thắt lưng bằng thuốc YHCT: Cải thiện chỉ số VAS: sau 21 ngày điều trị, hiệu quả giảm đau rõ rệt so với trước điều trị (p<0,05) với 15% bệnh nhân hết triệu chứng đau, 85% bệnh nhân chỉ còn đau nhẹ. Cải thiện khoảng cách tay đất: 36,7% bệnh nhân cải thiện mức độ tốt, 63,3% bệnh nhân cải thiện mức độ khá. Cải thiện về mạch, lưỡi sau điều trị: 80% các bệnh nhân có mạch về bình thường, 76,7% các bệnh nhân đã có lưỡi về bình thường. Chưa thấy tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị thử nghiệm.
Kết luận: thoái hóa cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất ở người >60 tuổi, trong đó hầu hết là thoái hóa cột sống thắt lưng. Phương pháp điện châm kết hợp thuốc uống tam tý thang mang lại hiệu quả điều trị.
#thoái hoá cột sống thắt lưng #điện châm #tam tý thang
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân co thắt tâm vị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân co thắt tâm vị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán co thắt tâm vị chỉ định nong thực quản tại tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2019. Kết quả: Đa số vào viện vì nuốt nghẹn (76%), nôn/trào ngược (14,7%). Triệu chứng lâm sàng phổ biến bao gồm khó nuốt (98,7%), trào ngược (70,7%) và đau ngực chiếm 41,3%. Khó nuốt và trào ngược vừa và nặng, ở mức độ thường xuyên là phổ biến; đau tức ngực nặng và thường xuyên không đáng kể. 80% số bệnh nhân có giảm cân, với mức giảm dưới 5kg là 49,3%. Phân loại ở gian đoạn II và III theo thang Eckardt là 68% và 29,3%. Hầu hết hình ảnh X-quang thực quản hình củ cải (90,7%). Bệnh nhân giãn thực quản độ I là 49,3% và II là 37,3%. Kết luận: Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân co thắt tâm vị trong nghiên cứu chủ yếu là khó nuốt, trào ngược và đau ngực với tỷ lệ lần lượt là 98,7%, 70,7% và 41,3%. Tỷ lệ thực quản hình củ cải trên X-quang chiếm 90,7%. X-quang cũng cho thấy mức độ giãn thực quản chủ yếu độ I và II.
#Co thắt tâm vị #đặc điểm lâm sàng #đặc điểm cận lâm sàng
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP CỦA SÓNG XUNG KÍCH TRONG GIẢM ĐAU VÙNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊNMục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị kết hợp sóng xung kích trong giảm đau cột sống thắt lưng tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả can thiệp so sánh trước sau điều trị có đối chứng trên 90 bệnh nhân bị đau vùng cột sống thắt lưng điều trị tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Kết quả: sau 15 ngày ở nhóm can thiệp tỷ lệ không đau chiếm 38,7%, còn đau nhẹ cao nhất 62,2%, không có bệnh nhân đau mức độ nặng và vừa. Độ giãn cột sống thắt lưng ở nhóm can thiệp mức độ tốt và khá chiếm 97,8%. Tầm vận động gập mức độ tốt chiếm 40%, duỗi mức độ tốt 48,9%, nghiêng trái phải mức độ tốt chiếm 42,2%, xoay trái phải mức độ tốt chiếm 46,7%. Kết luận: sóng xung kích mang lại hiệu quả giảm đau tốt cho bệnh nhân đau cột sống thắt lưng.
#Đau cột sống thắt lưng #sóng xung kích #vật lý trị liệu #tầm vận động #độ giãn cột sống
KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG THIẾU VITAMIN D3 (25-OH) HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƯNG MẠN TÍNHMục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình trạng thiếu Vitamin D3 (25-OH) huyết thanh ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh nội nhóm trên 82 bệnh nhân đau cột sống thắt lưng mạn tính. Kết quả: Tỷ lệ nữ/nam là 2,9/1; tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 67,6 ± 12,7 tuổi. Nồng độ Vitamin D3 (25-OH) huyết thanh trung bình là 19,8 ± 7,7 ng/ml; trong đó tỷ lệ bệnh nhân thiếu nặng chiếm 53,7% và thiếu vừa là 39,0%. Mức độ thiếu Vitamin D3 (25-OH) huyết thanh liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05 bao gồm: giới tính, tình trạng hút thuốc lá, tình trạng uống rượu (ở nam giới), triệu chứng yếu cơ trên lâm sàng, mức độ hạn chế sinh hoạt (chỉ số Oswestry), giảm mật độ xương cột sống ở nữ giới. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu Vitamin D3 (25-OH) huyết thanh ở bệnh nhân đau cột sống thắt lưng mạn tính rất phổ biến và có liên quan với một số triệu chứng cơ năng của bệnh.
#vitamin D #đau cột sống thắt lưng
Bước đầu đánh giá kết quả chẩn đoán và phân loại co thắt tâm vị bằng kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải caoTóm tắt
Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả chẩn đoán và phân loại co thắt tâm vị bằng kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu chùm ca bệnh trên bệnh nhân chẩn đoán co thắt tâm vị bằng nội soi đường tiêu hóa trên hoặc chụp baryt thực quản, ghi nhận mức độ nặng bằng bảng điểm Eckardt trước và sau điều trị và kết quả HRM theo phân loại Chicago 3.0. Kết quả: Từ tháng 4 đến tháng 12/2018, nghiên cứu thu tuyển được 20 bệnh nhân (7 nam và 13 nữ, tuổi trung bình 35,9 ± 15,4 năm). Số bệnh nhân co thắt tâm vị type I, II, và III, và không phải co thắt tâm vị (mất nhu động thực quản) lần lượt là 2, 12, 2, và 4 bệnh nhân. Điểm Eckardt không khác biệt giữa nhóm co thắt tâm vị và nhóm mất nhu động thực quản. Áp lực tích hợp khi nghỉ của LES trong 4 giây (IRP4s) trung bình của nhóm co thắt tâm vị là 24,6 ± 6,3mmHg và không có khác biệt giữa các type. Điểm Eckardt trước và sau điều trị ở nhóm co thắt tâm vị lần lượt là 6,8 ± 2,8 và 2,1 ± 1,9 (p<0,05). Sau can thiệp, 2 bệnh nhân có IRP4s trở về bình thường nhưng có rối loạn nhu động thực quản dạng mất nhu động (1 bệnh nhân) và tăng co bóp đoạn dưới (1 bệnh nhân). Kết luận: HRM có giá trị trong chẩn đoán xác định, phân loại thể bệnh, và theo dõi sau điều trị đối với co thắt tâm vị.
Từ khóa: Co thắt tâm vị, đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao.
#Co thắt tâm vị #đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao
Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện EMục tiêu: Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp động mạch vành qua da tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 109 người bệnh được chẩn đoán đau thắt ngực ổn định và có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da thành công tại Trung tâm Tim Mạch - Bệnh viện E từ tháng 08/2022 đến tháng 08 /2023. Bộ câu hỏi SAQ bao gồm 11 câu hỏi, đo lường 5 lĩnh vực sức khỏe liên quan bệnh mạch vành: khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và chất lượng cuộc sống.
Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống trước can thiệp là 48,08 ± 7,23; sau can thiệp 1 tháng là 65,97 ± 8,17 và sau can thiệp 3 tháng là 67,73 ± 5,33. Cả 5 lĩnh vực khả năng gắng sức, độ ổn định của đau ngực, tần số đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị và CLCS đều có tỉ lệ cải thiện cao.
Kết luận: Như vậy đã có sự cải thiện chất lượng cuộc sống ở người bệnh đau thắt ngực ổn định sau can thiệp 1 tháng và tiếp tục duy trì đến tháng thứ 3 so với thời điểm trước can thiệp (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05). Người bệnh sau can thiệp cần tiếp tục được giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi, lối sống để nâng cao chất lượng cuộc sống.
#Chất lượng cuộc sống #người bệnh đau thắt ngực #can thiệp mạch vành qua da
KẾT QUÁ SỚM SAU PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN QUA ĐƯỜNG NÁCH GIỮA BÊN PHẢI ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN THÔNG LIÊN THẤT CÂN NẶNG DƯỚI 5KG TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGMục tiêu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của phẫu thuật ít xâm lấn qua đường nách giữa bên phải điều trị cho các bệnh nhân thông liên thất có cân nặng dưới 5kg tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022, có 28 bệnh nhân chẩn đoán thông liên thất có cân nặng dưới 5kg được phẫu thuật ít xâm lấn vá lỗ thông tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương sử dụng đường tiếp cận qua đường nách giữa bên phải được tiến hành hồi cứu. Kết quả: 28 bệnh nhân được vá lỗ thông liên thất sử dụng phẫu thuật ít xâm lấn, có 8 bệnh nhân nam và 20 bệnh nhân nữ. Cân nặng trung bình và tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu lần lượt là 4.8 kg (IQR, 4.5-5 kg) và 4.1 tháng (IQR, 3.52-4.78 tháng). Kích thước trung bình của lỗ thông là 8.3 ± 1.4mm. Có 3 bệnh nhân (10.7%) có ống động mạch, 2 bệnh nhân (7.1%) có tồn tại tĩnh mạch chủ trên trái. Vị trí của lỗ thông: 22 bệnh nhân (78.6%) thông liên thất quanh màng, 3 bệnh nhân (10.7%) thông liên thất dưới van động mạch chủ, 2 bệnh nhân (7.1%) thông liên thất dưới hai van đại động mạch, và 1 bệnh nhân (3.6%) thông liên thất phần buồng nhận. Thời gian phẫu thuật trung bình là 157.2 ± 22.2 phút, thời gian cặp động mạch chủ trung bình là 45.04 ± 13.4 phút, thời gian chạy máy trung bình là 68.4 ± 13.9 phút. Chiều dài trung bình của đường rạch da là 5 cm (IQR, 4-5 cm). Thời gian thở máy trung bình là 11.7± 19.8 giờ. Không có bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật, không có bệnh nhân cần chuyển sang đường mổ khác. Có 3 bệnh nhân (10.7%) loạn nhịp sau phẫu thuật (2 bệnh nhân nhịp nhanh bộ nối, 1 bệnh nhân nhịp chậm xoang), và 2 bệnh nhân (7.1%) có shunt tồn lưu nhỏ ngay sau phẫu thuật. Khám lại sau phẫu thuật cho thấy không còn shunt tồn lưu và không có biến dạng lồng ngực sau phẫu thuật. Kết luận: Kết quả sớm sau phẫu thuật vá thông liên thất cho trẻ có cân nặng dưới 5kg tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương là an toàn và khả thi. Cần có nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn nhằm đánh giá chính xác hiệu quả của phương pháp điều trị này.
#thông liên thất #cân nặng dưới 5 kg #phẫu thuật ít xâm lấn